Truy cập

Hôm nay:
27
Hôm qua:
143
Tuần này:
578
Tháng này:
1170
Tất cả:
178048

Ý kiến thăm dò

CÁC BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM

Ngày 04/04/2023 10:01:59



BAN CHỈ ĐẠO

VỆ SINH ATTP XÃ VẠN THIỆN

Vạn Thiện, ngày 07 tháng 5 năm 2022

Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP trong tháng hành động về ATTP

Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý ăn chín, uống sôi đề phòng ngộ độc.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.

5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:

Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, do ăn thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu đã được nấu chín, thường gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội.

Bệnh nhiễm độc tố độc thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh và toàn thân. Thường độc tố độc thịt có trong đồ hộp thịt và các sản phẩm thịt, trong sản phẩm rau quả chế biến bị nhiễm Clostridium botulinumtừ các môi trường đất, nước, trong ruột động vật như cá, gia súc, trong ruột người, trong thịt, rau quả...Bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lí do Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...

Hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết do ăn tiết canh. Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân: Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:

*Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Nấu kĩ thức ăn: thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn: nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:

Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín: Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ:Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:

Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.

Sử dụng nguồn nước sạch:sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH NHẬN BIẾT THỰC PHẨM AN TOÀN, KHÔNG BỊ NHIỄM ĐỘC

1. Thịt gà

Khi mua thịt gà, bạn cần chú ý đến các sọc trắng và lớp chất béo dày trên ức gà. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này chứng tỏ con gà có nhiều hormone tăng trưởng và đã tăng cân quá nhanh. Thịt này không tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Phô mai

Để biết được bạn mua phô maicó chứa bột hay không,chỉ cần nhỏ một giọt iodine (iốt) vào. Nếu có bột, vùng bị nhỏ sẽ có màu xanh đậm, nếu không có bột thì là màu vàng hoặc nâu.

Bạn cũng có thể để phô mai ở nhiệt độ phòng. Nếu chứa chất béo thực vật, phô mai sẽ có màu vàng, còn phô mai tươi có thể có vị chua nhưng sẽ không thay đổi màu sắc.

3. Mật ong

Đổ một ít mật ong lên một bề mặt. Mật ong giả sẽ nhỏ từng giọt và ngay lập tức lan ra trên bề mặt. Mật ong thật sẽ tạo thành một dòng chảy nhỏ.

Nếu bạn thấy hương vị caramel có nghĩa là mật ong của bạn đã được đun nóng lên. Nếu bạn có thể nếm được vị ngọt và thấy chúng ngọt sẫng quá mức, có nghĩa là mật ong này chứa đường.

4. Kem chua

Kem chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa, chất lactic acid làm cho sữa đặc lại và có vị chua.

Để kiểm tra xem kem chua có chuẩn hay không, bạn chỉ cần khuấy một muỗng kem vào một cốc nước nóng. Sản phẩm kém chất lượng sẽ tạo ra các mảng vảy trắng nhìn như kết tủa. Kem chua thực sẽ trở thành một chất lỏng dày đồng nhất.

5. Rau củ quả đông lạnh

Kiểm tra xem một gói sản phẩm đông lạnh có tuyết hoặc miếng băng trong đó tức là nó đã không được cất giữ, bảo quản đúng cách.

6. Cá

Cá tươi là những con cá có mắt sáng, mang màu đỏ tươi. Da cá sáng như kim loại và vảy cá vẫn gắn chặt, không bị bong tróc. Ngược lại, cá ươn thì mắt đục, mang màu thẫm và da cá nhợt nhạt, vảy bong tróc.

7. Thịt

Khi chọn thịt, bạn ấn ngón tay lên miếng thịt. Thịttươi ngonphải có độ đàn hồi và làm mất dấu vân tay ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn nên cắt một miếng lớn và quan sát: Nếu thịt có màu tối bên trong nhưng có đường viền màu trắng có nghĩa là hạn sử dụng của nó đã được kéo dài do các chất bảo quản hoặc chất phụ gia. Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách dùng khăn giấy thấm vào miếng thịt. Thịt tươi không để lại quá nhiều độ ẩm và máu trên khăn.

8. Rau thì là

Giữ bó thì là thẳng đứng, nếu những chiếc lá rủ xuống hai bên, nó đã bị héo. Thêm vào đó, nếu màu quá tối, thân cây quá dài nghĩa là nó chứa nitrat. Các loại rau xanh lá tươi luôn có màu xanh lá cây tự nhiên.

9. Kem

Nếu bạn nghi ngờ về độ an toàn của que kem. Khi mua về hãy để thử một que kem ở nhiệt độ phòng. Nếu nó chứa chất béo thực vật, nó sẽ đông lạnh lâu hơn và cuối cùng tan chảy thành chất lỏng.Kem có thành phần chất lượng tốt sẽ tan thành chất kem trắng dày.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH NHẬN BIẾT THỰC PHẨM AN TOÀN, KHÔNG BỊ NHIỄM ĐỘC

1. Thịt gà

Khi mua thịt gà, bạn cần chú ý đến các sọc trắng và lớp chất béo dày trên ức gà. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này chứng tỏ con gà có nhiều hormone tăng trưởng và đã tăng cân quá nhanh. Thịt này không tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Phô mai

Để biết được bạn mua phô maicó chứa bột hay không,chỉ cần nhỏ một giọt iodine (iốt) vào. Nếu có bột, vùng bị nhỏ sẽ có màu xanh đậm, nếu không có bột thì là màu vàng hoặc nâu.

Bạn cũng có thể để phô mai ở nhiệt độ phòng. Nếu chứa chất béo thực vật, phô mai sẽ có màu vàng, còn phô mai tươi có thể có vị chua nhưng sẽ không thay đổi màu sắc.

3. Mật ong

Đổ một ít mật ong lên một bề mặt. Mật ong giả sẽ nhỏ từng giọt và ngay lập tức lan ra trên bề mặt. Mật ong thật sẽ tạo thành một dòng chảy nhỏ.

Nếu bạn thấy hương vị caramel có nghĩa là mật ong của bạn đã được đun nóng lên. Nếu bạn có thể nếm được vị ngọt và thấy chúng ngọt sẫng quá mức, có nghĩa là mật ong này chứa đường.

4. Kem chua

Kem chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa, chất lactic acid làm cho sữa đặc lại và có vị chua.

Để kiểm tra xem kem chua có chuẩn hay không, bạn chỉ cần khuấy một muỗng kem vào một cốc nước nóng. Sản phẩm kém chất lượng sẽ tạo ra các mảng vảy trắng nhìn như kết tủa. Kem chua thực sẽ trở thành một chất lỏng dày đồng nhất.

5. Rau củ quả đông lạnh

Kiểm tra xem một gói sản phẩm đông lạnh có tuyết hoặc miếng băng trong đó tức là nó đã không được cất giữ, bảo quản đúng cách.

6. Cá

Cá tươi là những con cá có mắt sáng, mang màu đỏ tươi. Da cá sáng như kim loại và vảy cá vẫn gắn chặt, không bị bong tróc. Ngược lại, cá ươn thì mắt đục, mang màu thẫm và da cá nhợt nhạt, vảy bong tróc.

7. Thịt

Khi chọn thịt, bạn ấn ngón tay lên miếng thịt. Thịttươi ngonphải có độ đàn hồi và làm mất dấu vân tay ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn nên cắt một miếng lớn và quan sát: Nếu thịt có màu tối bên trong nhưng có đường viền màu trắng có nghĩa là hạn sử dụng của nó đã được kéo dài do các chất bảo quản hoặc chất phụ gia. Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách dùng khăn giấy thấm vào miếng thịt. Thịt tươi không để lại quá nhiều độ ẩm và máu trên khăn.

8. Rau thì là

Giữ bó thì là thẳng đứng, nếu những chiếc lá rủ xuống hai bên, nó đã bị héo. Thêm vào đó, nếu màu quá tối, thân cây quá dài nghĩa là nó chứa nitrat. Các loại rau xanh lá tươi luôn có màu xanh lá cây tự nhiên.

9. Kem

Nếu bạn nghi ngờ về độ an toàn của que kem. Khi mua về hãy để thử một que kem ở nhiệt độ phòng. Nếu nó chứa chất béo thực vật, nó sẽ đông lạnh lâu hơn và cuối cùng tan chảy thành chất lỏng.Kem có thành phần chất lượng tốt sẽ tan thành chất kem trắng dày.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

10 NGUYÊN TẮC VÀNG

TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN

Có thể nói mùa hè được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thức ăn trong mùa hè sẽ không bao giờ là thừa.

Tiết trời nóng ẩm trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc…

Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.

Như vậy, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.

* 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm an toàn:

- Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn...

2. Nấu kĩ thức ăn:

- Rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng cóthể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:

- Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:

Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 600C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 100C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 100C), vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức độ gây bệnh.

5. Đun kĩ lại thực phẩmtrước khi ăn:

- Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 700C.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:

- Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:

- Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kínvết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim... thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ:

- Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:

- Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.

10. Sử dụng nguồn nước sạch:

- Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kì loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em

* Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngànhy tế.

Trên đây là một số kiến thức để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp hè sắp tới. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho tất cả các em trong mùa hè này.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH MÙA HÈ

Mùa hè được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thức ăn trong mùa hè sẽ không bao giờ là thừa.

Tiết trời nóng ẩm trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc…

Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.

Như vậy, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.

Khuyến cáo thực hiện: 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngànhy tế.

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

1.Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

*Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….

*Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.

*Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

*Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

Rau sống chưa được rửa sạch cũng là một nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản….

2.Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.

3.Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.

Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngănkhông cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ

Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cầnlưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.

Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phẩm chế biến từ sữa… cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản. Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.

Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn. Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng rất cần thiết.

Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp. Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.

Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, chúng ta cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa. Nào, chúng ta hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tràn ngập tình yêu thương cho gia đình mỗi ngày!

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày 9 tháng 4 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

LỰA CHỌN THỰC TỐT PHẨM TRONG MÙA HÈ CỦA TRẠM Y TẾ

Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cầnlưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.

Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phẩm chế biến từ sữa… cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản. Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.

Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn. Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng rất cần thiết.

Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp. Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.

Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, chúng ta cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa. Nào, chúng ta hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tràn ngập tình yêu thương cho gia đình mỗi ngày!

NGƯỜI DUYỆT BÀI

TRƯỞNG TRẠM PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Nguyễn Thị Hoa Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền cách lựa chọn thực phẩm trong dịp tết nguyên đán

Năm hết, Tết đến, bên cạnh việc mua sắm, sửa sang, trang trí lại nhà cửa, cây cảnh… thì những bữa tiệc sum họp gia đình trong nhữngngày Tếtlà không thể thiếu. Lúc này nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thức ăn sẵn hay hoa quả, bánh kẹo tăng lên đột biến, thực phẩm kém chất lượng có cơ hội len lỏi vào mâm cơm, bàn tiệc của mỗi gia đình.

Do đó việc chọn lựa thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo an toàn sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe,tránh gây ngộ độc thực phẩm, giúp giữ niềm vui trọn vẹn trong những ngày xuân ở mỗi gia đình.

Bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt (PCT HĐQT NutiFood) đã đưa ra một số mẹo nhỏ giúp cho bạn trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn cho Tết của gia đình bạn!

1.Thịt

Trước tiên, nên tìm chọn mua sản phẩm tại cửa hàng, quầy sạp có điều kiện đảm bảo an toàn theo quy định vệ sinh thú y như bàn, giá treo hợp vệ sinh. Sản phẩm phải được kiểm tra và chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật.

Chọn thịt có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô, có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

Tránh mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Với gia cầm, chọn con có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền. Không mua sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

2. Rau, quả

Không mua rau quả đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có hình dạng bất thường như quá mập, quá phồng, hoặc dính các hạt bụi nhỏ.

Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, ngâm rau trong dung dịch nước muối, rửa trôi 2-3 lần dưới vòi nước chảy.

Nếu là quả thì nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

3. Thực phẩm đóng gói, đóng hộp

Thực phẩm đóng gói, đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích, bánh mứt, nước đóng chai, các loại gia vị... nên chọn những loại có nhãn mác, nhà sản xuất có uy tín, còn hạn dùng, nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những sản phẩm tốt cho sứckhỏe. Không chọn hộp có nắp bị phình ra gõ vào tiếng kêu bịch bịch.

4. Thực phẩm đã nấu chín

Ngoài ra, theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo:

Những thực phẩm đã chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

Thức ăn bảo quản trong ngăn mát thường chỉ sử dụng trong vòng 5-7 ngày. Nếu ăn còn dư để lại thì chỉ nên dùng thêm 1 ngày. Thức ăn sống và chín nên được để riêng biệt để tránh nhiễm khuẩn chéo. Thức ăn sống cũng cần sơ chế sạch sẽ, để bảo hộp kín hoặc bao chuyên dụng và bỏ chỗ dập nát trước khi cho vào tủ và.

Với ngăn đông, thức ăn phải được sơ chế sạch sẽ rồi mới cấp đông. Thực phẩm có thể dự trữ khoảng 2 tháng, song cần lưu ý sau khi rã đông thì nên chế biến hết chứ không nên cấp đông trở lại vì các tinh thể nước tan ra đã làm vỡ màng các tế bào và thực phẩm rất dễ bị hư hỏng nếu để trở lại.

Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cũng đã nhận định rằng: “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”. Vì thế thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố, dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Do đó nên bảo quản thực phẩm đúng cách, không nên dự trữ quá nhiều đồ ăn ngày tết.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền Tầm quan trọng của vệ sinh ATTP

đối với sức khỏe của con người

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Để phòng tránh các bệnh gây ra do mất VSATTP, mỗi chúng ta hãy nâng cao kiến thức lựa chọn thực phẩm an toàn - Và nói không với thực phẩm “bẩn”.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thực phẩm đông lạnh

Ngày nay, việc sử dụng đông đá để bảo quản thực phẩm là hình thức phổ biến được đông đảo mọi người lựa chọn. Nếu việc đông đá và rả đông được thực hiện một cách ổn định thì thực phẩm sẽ giữ được màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng ban đầu.

Hiện nay, có 2 cách đông lạnh được sử dụng phổ biến:

Đông lạnh chậm là phương pháp chúng ta áp dụng hằng ngày trong tủ lạnh, thời gian thích hợp cho việc đông lạnh là từ 3 – 72 giờ

Đông lạnh nhanh thường được dùng tại các cơ sở chế biến thực phẩm và thời gian đông lạnh thực phẩm chỉ cần 30p – 3 giờ

Khi vi khuẩn và những sinh vật gây hại được đông lạnh, chúng có khuynh hướng ngừng sinh sản, một số bị tiêu diệt một cách nhanh chóng ở nhiệt độ cần thiết cho sự đông lạnh. Tuy nhiên, không nên tin rằng, đông lạnh là phương pháp tiệt khuẩn vì một số vi khuẩn vẫn sống khi đông lạnh.

Một số thực phẩm có khuynh hướng gia tăng mùi vị khi đông lạnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc tẩm gia vị đối vớinhững thực phẩm đông lạnh. Đối với những thực phẩm dễ bị hư hỏng: thịt cá, gà, vịt, bơ, sữa… cần phải xả đá ở trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Ngoài ra, nếu bạn quá vội vàng thì có thể xả đông bằng lò vi sóng với thời lượng 10 – 12 phút/ 1kg thịt. Lưu ý là phải tháo túi nhựa vì chúng có thể ngấm chất độc vào thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể xả đông bằng hình thức bỏ thực phẩm trong túi nhựa kín và nhúng ngập vào nước, cứ mỗi 30 phút bạn thay nước 1 lần để thực phẩm hoàn toàn được xả đá.

Trong quá trình đông lạnh, nếu thực phẩm không được bao bọc cẩn thận rất dễ bị phỏnglạnh làm thay đổi màu sắc của thực phẩm. Phỏng lạnh không gây hại nhưng khiến thực phẩm kém chất lượng và trở nên cứng hơn. Cách bảo quản thức ăn ướp lạnh.

Quá trình làm lạnh không thể phá hủy những chất dinh dưỡng của thực phẩm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của thực phẩm – đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng nước cao.

Nếu bạn dự định ướp lạnh thực phẩm thì tốt nhất nên làm khi chúng trong tình trạng tươi nhất – tuyệt đối không nên để thịt sống trong tủ lạnh 2 ngày trước khi ướp lạnh vì điều đó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của thực phẩm.

Thịt và hoa quả không cần phải sơ chế nhưng rau thì bạn nên nhúng qua nước đá trước khi ướp lạnh

Nên sử dụng túi đông lạnh sẽ tránh không khí tiếp xúc với thực phẩm và giữ cho thực phẩm được bảo quản trong thời gian dài.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

I. NGUYÊN NHÂN:

Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân: do vi sinh vật, hoá chất độc do bản thân thực phẩm có chất độc, do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất. Trong mùa hè, nhiệt độ môi trường thường ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Vì vậy cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật.

II. CÁC VI SINH VẬT GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THƯỜNG GẶP:

Gồm các vi khuẩn Salmonella Shigella, E.coli, Bibrio choterea, Clostridium botulinum, Clostridium perfringens; các vius Hepatis, virus Hepatis virus A, Rotavirus; các ký sinh trùng Amip, sán lá gan, sán bò, trùng lông; các nấm mốc và nấm men Aspergillus, candida, Furanium. Các vi sinh vật có mặt khắp nơi trong đất, nước, không khí, quần áo, đồ dùng, phân người, phân động vật, ở trong họng, mũi, vết thương, tay của người bệnh. Các vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25oC-45oC trong điều kiện thuận lợi, chúng có thể tồn tại nhiều ngày ở môi trường bên ngoài.

Vi sinh vật gây nhiễm HCH thực phẩm bằng 4 con đường chính: qua súc vật, qua môi trường, chế biến và bảo quản. Khi nhiễm thực phẩm, vi sinh vật gây hư hỏng làm thực phẩm bị đổi màu, đổi vị, có mùi. Tuy nhiên cũng có một số loại gây nhiễm thực phẩm nhưng không làm thay đổi màu, mùi, vị hay hình dạng bên ngoài của thực phẩm. Vì vậy rất khó nhận biết bằng cảm quan.

III. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi:

Chúng có thể gây ngộ độc hàng loạt, nhất là ở các bếp ăn tập thể, các khu lễ hội, đám cưới, đám giỗ, các quán phục vụ học sinh đi thi hay khách đi đường. Chúng có thể làm bùng phát thành các vụ dịch nguy hiểm gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng trầm trọng, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và thiệt hại kinh tế to lớn. Mặc dù nhờ cố gắng của các cấp, các ngành mà ngộ độc thực phẩm trong những năm qua có xu hướng giảm nhưng nguy cơ ngộ độc vẫn rất cao, ngộ độc lẻ tẻ vẫn thường xảy ra.

IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:

Các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng, thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn cụ thể:

Với người sản xuất, chế biến thực phẩm phải là “người sản xuất thực phẩm có lương tâm”. Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước. Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sử dụng hoá chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của thú y, không buôn bán thịt gia súc, gia cầm bị bệnh.

Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải học và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khỏe định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm, xì mũi, ngá, ngoáy tay, gãi... Phải mang khẩu trang, áo quần gọn gàng sạch sẽ, rửa tay sạch bằng xà bông sau khi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn và trước khi chế biến thức ăn.Cơ sở thực phẩm phải đảm bảo luôn sạch và khô ráo. Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh thông thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc. Dụng cụ chén đũa được rửa bằng nước sạch qua 4 bước, lau khô trước khi dùng.

Chế biến thực phẩm theo qui trình một chiều, từ sơ chế đến tinh chế, nấu nướng, bảo quản và sử dụng. Không đi ngược lại, không có sự bắt chéo giữa thực phẩm chưa chế biến, giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín phải riêng biệt. Không được chế biến thực phẩm dưới đất hay sát nền nhà. (thói quen của chúng ta thường là.. làm luôn trên nền nhà thay vì để trên bàn)

Thực phẩm sau khi chế biến phải được dùng ngay trong vòng 2 giờ. Nếu bảo quản thì thực phẩm nóng được bảo quản ở nhiệt độ > 60oC, thực phẩm lạnh < 5oC, sau 2 giờ, muốn phục vụ khách hay ăn thì phải đun kỹ lại không để thực phẩm đã chế biến quá 4 giờ mới phục vụ. Thực phẩm sau khi chế biến được che đậy cẩn thận, không để động vật, côn trùng tiếp xúc hay đến gần thực phẩm, không để bụi rơi vào thực phẩm.

Có đủ nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng vụ, vệ sinh cơ sở và cho khách hàng sử dụng. Nếu không có nước máy thì phải khử trùng nước bằng Cloramin trước khi sử dụng.

Khi mua thực phẩm cần chọn thực phẩm an toàn, mua ở những địa chỉ đáng tin cậy, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Kiên quyết không mua các thực phẩm khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng, thịt gia súc, gia cầm bị chết, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đối với người tiêu dùng, phấn đấu trở thành người tiêu dùng thông thái. Chỉ sử dụng các thực phẩm khi biết chắc là an toàn.

Không vào các quán ăn gần cống rãnh, ao tù nước đọng, bãi rác, hay các nguồn ô nhiễm khác. Không ăn ở những quán ăn quá ẩm thấp, nhiều bụi, nhiều ruồi, bẩn thỉu. Không ăn ở những nơi người bán hàng trông nhếch nhác, bẩn thỉu, dùng tay bốc thực phẩm, thường hắt hơi, xổ mũi, ngoáy mũi...

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

CÁC BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM

Đăng lúc: 04/04/2023 10:01:59 (GMT+7)



BAN CHỈ ĐẠO

VỆ SINH ATTP XÃ VẠN THIỆN

Vạn Thiện, ngày 07 tháng 5 năm 2022

Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP trong tháng hành động về ATTP

Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý ăn chín, uống sôi đề phòng ngộ độc.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.

5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:

Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, do ăn thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu đã được nấu chín, thường gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội.

Bệnh nhiễm độc tố độc thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh và toàn thân. Thường độc tố độc thịt có trong đồ hộp thịt và các sản phẩm thịt, trong sản phẩm rau quả chế biến bị nhiễm Clostridium botulinumtừ các môi trường đất, nước, trong ruột động vật như cá, gia súc, trong ruột người, trong thịt, rau quả...Bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lí do Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...

Hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết do ăn tiết canh. Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân: Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:

*Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Nấu kĩ thức ăn: thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn: nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:

Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín: Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ:Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:

Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.

Sử dụng nguồn nước sạch:sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH NHẬN BIẾT THỰC PHẨM AN TOÀN, KHÔNG BỊ NHIỄM ĐỘC

1. Thịt gà

Khi mua thịt gà, bạn cần chú ý đến các sọc trắng và lớp chất béo dày trên ức gà. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này chứng tỏ con gà có nhiều hormone tăng trưởng và đã tăng cân quá nhanh. Thịt này không tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Phô mai

Để biết được bạn mua phô maicó chứa bột hay không,chỉ cần nhỏ một giọt iodine (iốt) vào. Nếu có bột, vùng bị nhỏ sẽ có màu xanh đậm, nếu không có bột thì là màu vàng hoặc nâu.

Bạn cũng có thể để phô mai ở nhiệt độ phòng. Nếu chứa chất béo thực vật, phô mai sẽ có màu vàng, còn phô mai tươi có thể có vị chua nhưng sẽ không thay đổi màu sắc.

3. Mật ong

Đổ một ít mật ong lên một bề mặt. Mật ong giả sẽ nhỏ từng giọt và ngay lập tức lan ra trên bề mặt. Mật ong thật sẽ tạo thành một dòng chảy nhỏ.

Nếu bạn thấy hương vị caramel có nghĩa là mật ong của bạn đã được đun nóng lên. Nếu bạn có thể nếm được vị ngọt và thấy chúng ngọt sẫng quá mức, có nghĩa là mật ong này chứa đường.

4. Kem chua

Kem chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa, chất lactic acid làm cho sữa đặc lại và có vị chua.

Để kiểm tra xem kem chua có chuẩn hay không, bạn chỉ cần khuấy một muỗng kem vào một cốc nước nóng. Sản phẩm kém chất lượng sẽ tạo ra các mảng vảy trắng nhìn như kết tủa. Kem chua thực sẽ trở thành một chất lỏng dày đồng nhất.

5. Rau củ quả đông lạnh

Kiểm tra xem một gói sản phẩm đông lạnh có tuyết hoặc miếng băng trong đó tức là nó đã không được cất giữ, bảo quản đúng cách.

6. Cá

Cá tươi là những con cá có mắt sáng, mang màu đỏ tươi. Da cá sáng như kim loại và vảy cá vẫn gắn chặt, không bị bong tróc. Ngược lại, cá ươn thì mắt đục, mang màu thẫm và da cá nhợt nhạt, vảy bong tróc.

7. Thịt

Khi chọn thịt, bạn ấn ngón tay lên miếng thịt. Thịttươi ngonphải có độ đàn hồi và làm mất dấu vân tay ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn nên cắt một miếng lớn và quan sát: Nếu thịt có màu tối bên trong nhưng có đường viền màu trắng có nghĩa là hạn sử dụng của nó đã được kéo dài do các chất bảo quản hoặc chất phụ gia. Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách dùng khăn giấy thấm vào miếng thịt. Thịt tươi không để lại quá nhiều độ ẩm và máu trên khăn.

8. Rau thì là

Giữ bó thì là thẳng đứng, nếu những chiếc lá rủ xuống hai bên, nó đã bị héo. Thêm vào đó, nếu màu quá tối, thân cây quá dài nghĩa là nó chứa nitrat. Các loại rau xanh lá tươi luôn có màu xanh lá cây tự nhiên.

9. Kem

Nếu bạn nghi ngờ về độ an toàn của que kem. Khi mua về hãy để thử một que kem ở nhiệt độ phòng. Nếu nó chứa chất béo thực vật, nó sẽ đông lạnh lâu hơn và cuối cùng tan chảy thành chất lỏng.Kem có thành phần chất lượng tốt sẽ tan thành chất kem trắng dày.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH NHẬN BIẾT THỰC PHẨM AN TOÀN, KHÔNG BỊ NHIỄM ĐỘC

1. Thịt gà

Khi mua thịt gà, bạn cần chú ý đến các sọc trắng và lớp chất béo dày trên ức gà. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này chứng tỏ con gà có nhiều hormone tăng trưởng và đã tăng cân quá nhanh. Thịt này không tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Phô mai

Để biết được bạn mua phô maicó chứa bột hay không,chỉ cần nhỏ một giọt iodine (iốt) vào. Nếu có bột, vùng bị nhỏ sẽ có màu xanh đậm, nếu không có bột thì là màu vàng hoặc nâu.

Bạn cũng có thể để phô mai ở nhiệt độ phòng. Nếu chứa chất béo thực vật, phô mai sẽ có màu vàng, còn phô mai tươi có thể có vị chua nhưng sẽ không thay đổi màu sắc.

3. Mật ong

Đổ một ít mật ong lên một bề mặt. Mật ong giả sẽ nhỏ từng giọt và ngay lập tức lan ra trên bề mặt. Mật ong thật sẽ tạo thành một dòng chảy nhỏ.

Nếu bạn thấy hương vị caramel có nghĩa là mật ong của bạn đã được đun nóng lên. Nếu bạn có thể nếm được vị ngọt và thấy chúng ngọt sẫng quá mức, có nghĩa là mật ong này chứa đường.

4. Kem chua

Kem chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa, chất lactic acid làm cho sữa đặc lại và có vị chua.

Để kiểm tra xem kem chua có chuẩn hay không, bạn chỉ cần khuấy một muỗng kem vào một cốc nước nóng. Sản phẩm kém chất lượng sẽ tạo ra các mảng vảy trắng nhìn như kết tủa. Kem chua thực sẽ trở thành một chất lỏng dày đồng nhất.

5. Rau củ quả đông lạnh

Kiểm tra xem một gói sản phẩm đông lạnh có tuyết hoặc miếng băng trong đó tức là nó đã không được cất giữ, bảo quản đúng cách.

6. Cá

Cá tươi là những con cá có mắt sáng, mang màu đỏ tươi. Da cá sáng như kim loại và vảy cá vẫn gắn chặt, không bị bong tróc. Ngược lại, cá ươn thì mắt đục, mang màu thẫm và da cá nhợt nhạt, vảy bong tróc.

7. Thịt

Khi chọn thịt, bạn ấn ngón tay lên miếng thịt. Thịttươi ngonphải có độ đàn hồi và làm mất dấu vân tay ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn nên cắt một miếng lớn và quan sát: Nếu thịt có màu tối bên trong nhưng có đường viền màu trắng có nghĩa là hạn sử dụng của nó đã được kéo dài do các chất bảo quản hoặc chất phụ gia. Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách dùng khăn giấy thấm vào miếng thịt. Thịt tươi không để lại quá nhiều độ ẩm và máu trên khăn.

8. Rau thì là

Giữ bó thì là thẳng đứng, nếu những chiếc lá rủ xuống hai bên, nó đã bị héo. Thêm vào đó, nếu màu quá tối, thân cây quá dài nghĩa là nó chứa nitrat. Các loại rau xanh lá tươi luôn có màu xanh lá cây tự nhiên.

9. Kem

Nếu bạn nghi ngờ về độ an toàn của que kem. Khi mua về hãy để thử một que kem ở nhiệt độ phòng. Nếu nó chứa chất béo thực vật, nó sẽ đông lạnh lâu hơn và cuối cùng tan chảy thành chất lỏng.Kem có thành phần chất lượng tốt sẽ tan thành chất kem trắng dày.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

10 NGUYÊN TẮC VÀNG

TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN

Có thể nói mùa hè được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thức ăn trong mùa hè sẽ không bao giờ là thừa.

Tiết trời nóng ẩm trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc…

Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.

Như vậy, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.

* 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm an toàn:

- Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn...

2. Nấu kĩ thức ăn:

- Rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng cóthể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:

- Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:

Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 600C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 100C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 100C), vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức độ gây bệnh.

5. Đun kĩ lại thực phẩmtrước khi ăn:

- Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 700C.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:

- Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:

- Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kínvết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim... thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ:

- Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:

- Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.

10. Sử dụng nguồn nước sạch:

- Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kì loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em

* Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngànhy tế.

Trên đây là một số kiến thức để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp hè sắp tới. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho tất cả các em trong mùa hè này.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH MÙA HÈ

Mùa hè được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thức ăn trong mùa hè sẽ không bao giờ là thừa.

Tiết trời nóng ẩm trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc…

Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.

Như vậy, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.

Khuyến cáo thực hiện: 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngànhy tế.

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

1.Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

*Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….

*Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.

*Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

*Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

Rau sống chưa được rửa sạch cũng là một nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản….

2.Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.

3.Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.

Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngănkhông cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ

Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cầnlưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.

Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phẩm chế biến từ sữa… cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản. Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.

Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn. Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng rất cần thiết.

Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp. Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.

Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, chúng ta cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa. Nào, chúng ta hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tràn ngập tình yêu thương cho gia đình mỗi ngày!

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày 9 tháng 4 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

LỰA CHỌN THỰC TỐT PHẨM TRONG MÙA HÈ CỦA TRẠM Y TẾ

Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cầnlưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.

Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phẩm chế biến từ sữa… cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản. Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.

Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn. Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng rất cần thiết.

Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp. Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.

Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, chúng ta cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa. Nào, chúng ta hãy chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và tràn ngập tình yêu thương cho gia đình mỗi ngày!

NGƯỜI DUYỆT BÀI

TRƯỞNG TRẠM PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Nguyễn Thị Hoa Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền cách lựa chọn thực phẩm trong dịp tết nguyên đán

Năm hết, Tết đến, bên cạnh việc mua sắm, sửa sang, trang trí lại nhà cửa, cây cảnh… thì những bữa tiệc sum họp gia đình trong nhữngngày Tếtlà không thể thiếu. Lúc này nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thức ăn sẵn hay hoa quả, bánh kẹo tăng lên đột biến, thực phẩm kém chất lượng có cơ hội len lỏi vào mâm cơm, bàn tiệc của mỗi gia đình.

Do đó việc chọn lựa thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo an toàn sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe,tránh gây ngộ độc thực phẩm, giúp giữ niềm vui trọn vẹn trong những ngày xuân ở mỗi gia đình.

Bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt (PCT HĐQT NutiFood) đã đưa ra một số mẹo nhỏ giúp cho bạn trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn cho Tết của gia đình bạn!

1.Thịt

Trước tiên, nên tìm chọn mua sản phẩm tại cửa hàng, quầy sạp có điều kiện đảm bảo an toàn theo quy định vệ sinh thú y như bàn, giá treo hợp vệ sinh. Sản phẩm phải được kiểm tra và chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật.

Chọn thịt có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô, có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

Tránh mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Với gia cầm, chọn con có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền. Không mua sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

2. Rau, quả

Không mua rau quả đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có hình dạng bất thường như quá mập, quá phồng, hoặc dính các hạt bụi nhỏ.

Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, ngâm rau trong dung dịch nước muối, rửa trôi 2-3 lần dưới vòi nước chảy.

Nếu là quả thì nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

3. Thực phẩm đóng gói, đóng hộp

Thực phẩm đóng gói, đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích, bánh mứt, nước đóng chai, các loại gia vị... nên chọn những loại có nhãn mác, nhà sản xuất có uy tín, còn hạn dùng, nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những sản phẩm tốt cho sứckhỏe. Không chọn hộp có nắp bị phình ra gõ vào tiếng kêu bịch bịch.

4. Thực phẩm đã nấu chín

Ngoài ra, theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo:

Những thực phẩm đã chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

Thức ăn bảo quản trong ngăn mát thường chỉ sử dụng trong vòng 5-7 ngày. Nếu ăn còn dư để lại thì chỉ nên dùng thêm 1 ngày. Thức ăn sống và chín nên được để riêng biệt để tránh nhiễm khuẩn chéo. Thức ăn sống cũng cần sơ chế sạch sẽ, để bảo hộp kín hoặc bao chuyên dụng và bỏ chỗ dập nát trước khi cho vào tủ và.

Với ngăn đông, thức ăn phải được sơ chế sạch sẽ rồi mới cấp đông. Thực phẩm có thể dự trữ khoảng 2 tháng, song cần lưu ý sau khi rã đông thì nên chế biến hết chứ không nên cấp đông trở lại vì các tinh thể nước tan ra đã làm vỡ màng các tế bào và thực phẩm rất dễ bị hư hỏng nếu để trở lại.

Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cũng đã nhận định rằng: “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”. Vì thế thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố, dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Do đó nên bảo quản thực phẩm đúng cách, không nên dự trữ quá nhiều đồ ăn ngày tết.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền Tầm quan trọng của vệ sinh ATTP

đối với sức khỏe của con người

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Để phòng tránh các bệnh gây ra do mất VSATTP, mỗi chúng ta hãy nâng cao kiến thức lựa chọn thực phẩm an toàn - Và nói không với thực phẩm “bẩn”.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

Bài tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thực phẩm đông lạnh

Ngày nay, việc sử dụng đông đá để bảo quản thực phẩm là hình thức phổ biến được đông đảo mọi người lựa chọn. Nếu việc đông đá và rả đông được thực hiện một cách ổn định thì thực phẩm sẽ giữ được màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng ban đầu.

Hiện nay, có 2 cách đông lạnh được sử dụng phổ biến:

Đông lạnh chậm là phương pháp chúng ta áp dụng hằng ngày trong tủ lạnh, thời gian thích hợp cho việc đông lạnh là từ 3 – 72 giờ

Đông lạnh nhanh thường được dùng tại các cơ sở chế biến thực phẩm và thời gian đông lạnh thực phẩm chỉ cần 30p – 3 giờ

Khi vi khuẩn và những sinh vật gây hại được đông lạnh, chúng có khuynh hướng ngừng sinh sản, một số bị tiêu diệt một cách nhanh chóng ở nhiệt độ cần thiết cho sự đông lạnh. Tuy nhiên, không nên tin rằng, đông lạnh là phương pháp tiệt khuẩn vì một số vi khuẩn vẫn sống khi đông lạnh.

Một số thực phẩm có khuynh hướng gia tăng mùi vị khi đông lạnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc tẩm gia vị đối vớinhững thực phẩm đông lạnh. Đối với những thực phẩm dễ bị hư hỏng: thịt cá, gà, vịt, bơ, sữa… cần phải xả đá ở trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Ngoài ra, nếu bạn quá vội vàng thì có thể xả đông bằng lò vi sóng với thời lượng 10 – 12 phút/ 1kg thịt. Lưu ý là phải tháo túi nhựa vì chúng có thể ngấm chất độc vào thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể xả đông bằng hình thức bỏ thực phẩm trong túi nhựa kín và nhúng ngập vào nước, cứ mỗi 30 phút bạn thay nước 1 lần để thực phẩm hoàn toàn được xả đá.

Trong quá trình đông lạnh, nếu thực phẩm không được bao bọc cẩn thận rất dễ bị phỏnglạnh làm thay đổi màu sắc của thực phẩm. Phỏng lạnh không gây hại nhưng khiến thực phẩm kém chất lượng và trở nên cứng hơn. Cách bảo quản thức ăn ướp lạnh.

Quá trình làm lạnh không thể phá hủy những chất dinh dưỡng của thực phẩm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của thực phẩm – đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng nước cao.

Nếu bạn dự định ướp lạnh thực phẩm thì tốt nhất nên làm khi chúng trong tình trạng tươi nhất – tuyệt đối không nên để thịt sống trong tủ lạnh 2 ngày trước khi ướp lạnh vì điều đó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của thực phẩm.

Thịt và hoa quả không cần phải sơ chế nhưng rau thì bạn nên nhúng qua nước đá trước khi ướp lạnh

Nên sử dụng túi đông lạnh sẽ tránh không khí tiếp xúc với thực phẩm và giữ cho thực phẩm được bảo quản trong thời gian dài.

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN

BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày tháng năm 2022

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

I. NGUYÊN NHÂN:

Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân: do vi sinh vật, hoá chất độc do bản thân thực phẩm có chất độc, do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất. Trong mùa hè, nhiệt độ môi trường thường ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Vì vậy cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật.

II. CÁC VI SINH VẬT GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THƯỜNG GẶP:

Gồm các vi khuẩn Salmonella Shigella, E.coli, Bibrio choterea, Clostridium botulinum, Clostridium perfringens; các vius Hepatis, virus Hepatis virus A, Rotavirus; các ký sinh trùng Amip, sán lá gan, sán bò, trùng lông; các nấm mốc và nấm men Aspergillus, candida, Furanium. Các vi sinh vật có mặt khắp nơi trong đất, nước, không khí, quần áo, đồ dùng, phân người, phân động vật, ở trong họng, mũi, vết thương, tay của người bệnh. Các vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25oC-45oC trong điều kiện thuận lợi, chúng có thể tồn tại nhiều ngày ở môi trường bên ngoài.

Vi sinh vật gây nhiễm HCH thực phẩm bằng 4 con đường chính: qua súc vật, qua môi trường, chế biến và bảo quản. Khi nhiễm thực phẩm, vi sinh vật gây hư hỏng làm thực phẩm bị đổi màu, đổi vị, có mùi. Tuy nhiên cũng có một số loại gây nhiễm thực phẩm nhưng không làm thay đổi màu, mùi, vị hay hình dạng bên ngoài của thực phẩm. Vì vậy rất khó nhận biết bằng cảm quan.

III. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi:

Chúng có thể gây ngộ độc hàng loạt, nhất là ở các bếp ăn tập thể, các khu lễ hội, đám cưới, đám giỗ, các quán phục vụ học sinh đi thi hay khách đi đường. Chúng có thể làm bùng phát thành các vụ dịch nguy hiểm gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng trầm trọng, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và thiệt hại kinh tế to lớn. Mặc dù nhờ cố gắng của các cấp, các ngành mà ngộ độc thực phẩm trong những năm qua có xu hướng giảm nhưng nguy cơ ngộ độc vẫn rất cao, ngộ độc lẻ tẻ vẫn thường xảy ra.

IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:

Các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng, thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn cụ thể:

Với người sản xuất, chế biến thực phẩm phải là “người sản xuất thực phẩm có lương tâm”. Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước. Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sử dụng hoá chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của thú y, không buôn bán thịt gia súc, gia cầm bị bệnh.

Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải học và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khỏe định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm, xì mũi, ngá, ngoáy tay, gãi... Phải mang khẩu trang, áo quần gọn gàng sạch sẽ, rửa tay sạch bằng xà bông sau khi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn và trước khi chế biến thức ăn.Cơ sở thực phẩm phải đảm bảo luôn sạch và khô ráo. Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh thông thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc. Dụng cụ chén đũa được rửa bằng nước sạch qua 4 bước, lau khô trước khi dùng.

Chế biến thực phẩm theo qui trình một chiều, từ sơ chế đến tinh chế, nấu nướng, bảo quản và sử dụng. Không đi ngược lại, không có sự bắt chéo giữa thực phẩm chưa chế biến, giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín phải riêng biệt. Không được chế biến thực phẩm dưới đất hay sát nền nhà. (thói quen của chúng ta thường là.. làm luôn trên nền nhà thay vì để trên bàn)

Thực phẩm sau khi chế biến phải được dùng ngay trong vòng 2 giờ. Nếu bảo quản thì thực phẩm nóng được bảo quản ở nhiệt độ > 60oC, thực phẩm lạnh < 5oC, sau 2 giờ, muốn phục vụ khách hay ăn thì phải đun kỹ lại không để thực phẩm đã chế biến quá 4 giờ mới phục vụ. Thực phẩm sau khi chế biến được che đậy cẩn thận, không để động vật, côn trùng tiếp xúc hay đến gần thực phẩm, không để bụi rơi vào thực phẩm.

Có đủ nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng vụ, vệ sinh cơ sở và cho khách hàng sử dụng. Nếu không có nước máy thì phải khử trùng nước bằng Cloramin trước khi sử dụng.

Khi mua thực phẩm cần chọn thực phẩm an toàn, mua ở những địa chỉ đáng tin cậy, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Kiên quyết không mua các thực phẩm khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng, thịt gia súc, gia cầm bị chết, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đối với người tiêu dùng, phấn đấu trở thành người tiêu dùng thông thái. Chỉ sử dụng các thực phẩm khi biết chắc là an toàn.

Không vào các quán ăn gần cống rãnh, ao tù nước đọng, bãi rác, hay các nguồn ô nhiễm khác. Không ăn ở những quán ăn quá ẩm thấp, nhiều bụi, nhiều ruồi, bẩn thỉu. Không ăn ở những nơi người bán hàng trông nhếch nhác, bẩn thỉu, dùng tay bốc thực phẩm, thường hắt hơi, xổ mũi, ngoáy mũi...

BAN VĂN HÓA XÃ NGƯỜI DUYỆT BÀI

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

Người tốt, việc tốt