Truy cập

Hôm nay:
73
Hôm qua:
164
Tuần này:
237
Tháng này:
4545
Tất cả:
175958

Ý kiến thăm dò

CÁC BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Ngày 30/03/2023 16:38:53



UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày 13 tháng 7 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN VAI TRÒ CỦA THỰC PHẨM TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã!

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật; giúp con người có đủ sức khỏe để hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ. Đặc biệt, ngày nay trong bối cảnh sự ảnh hưởng nền kinh tế thị trường, chạy theo lợi nhuận, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã sử dụng các chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội trong việc đấu tranh phòng chống thực phẩm kém chất lượng.

An toàn thực phẩm

Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

Do đó, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và sức khỏe của cộng đồng, hơn nữa nó còn bảo vệ an toàn cho công việc kinh doanh của bạn.

Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần phải tiến hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm bào an toàn vệ sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người đầu bếp. Chỉ coi trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến chế biến ở đâu sẽ là điều không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tạo môi trường an toàn, phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm

* Sự bùng nổ dân sốcùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Ô nhiễm môi trường:sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

* Sự phát triển của khoa học công nghệ:việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

HỘI LHPN XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng

UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


Bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã

Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát. Làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.

4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:

Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu.

Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân:

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:

*Cácnguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Nấu kĩ thức ăn:thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn:nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.

Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.

Vạn Thiện, Ngày 18 tháng 01năm 2022

BAN TUYÊN GIÁO XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng


UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã

Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi thực phẩm “bẩn”.

Từ xưa đến nay, để duy trì cuộc sống con người không thể tách rời nhu cầu ăn uống. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, con người luôn phải chạy đua với thời gian mà ít chú trọng đến việc ăn uống. Chọn lựa những món ăn tiết kiệm về kinh tế, thời gian luôn là lựa chọn hàng đầu. Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu trên, thức ăn đường phố ra đời. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay được bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc những nơi tương tự.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải hiểu biết về pháp luật, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người

Theo Điều 8 của Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định:

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Xử lý vi phạm

Trên địa bàn phường hiện có 902 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó, có 4 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT, ngày 30/11/2012). phường CựKhốiđã tổ chức cho 100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các trường hợp vi phạm sẽ phải chịu những hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các hành vi sau:

Điều 22. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;

c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;

đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;

e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;

b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;

d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;

đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vạn Thiện, Ngày 21 tháng 4 năm 2022

HỘI PHỤ NỮ XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng

UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM BẾP ĂN TRONG TRƯỜNG HỌC

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã!

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của những đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ….

Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng học sinh đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cần được hết sức chú trọng. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hhiện của các trường mầm non trong cả nước. Chi cục VSATTP, phòng y tế của huện sẽ kiểm tra thường xuyên về việc đảm bảo ATVSTP. Khi cơ sở đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường mầm non.

Nhà trường muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các quy định điều kiện đảm bảo VSATTP bếp ăn tập thể (QĐ 4128/2001/QĐ-BYT).

* Vệ sinh đối với cơ sở:

- Vị trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly với nguồn ô nhiễm.

- Bếp ăn phải đượcthiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng vật liệu dễ làm sạch.

-Giữ vệ sinh khu vực phục vụ ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông.

- Có đủ nước sạch, có xà phòng cho nhân viên rửa tay, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh thực phẩm

- Giữ vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc.

- Sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay khi tham gia chế biến, phục vụ ăn uống.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp gây bẩn tay, sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống, trước khi chia ăn.

- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi đang chia thức ăn.

- Tham gia lớp tập huấn VSATTP, khám sức khỏe định kỳ.

* Vệ sinh dụng cụ:

- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.

- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch, nên làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ làm sạch.

- Trang bị dụng cụ lấy thức ăn như muôi, thìa, kẹp gắp đầy đủ, có thớt thái thịt chín, sống riêng.

- Không để các hóa chất, dung môi độc hại hoặc chai lọ đã đựng hóa chất trong khu vực bếp ăn đề phòng bị nhiễm bẩn.

* Vệ sinh trong chế biến và bảo quản:

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nếu có nghi ngờ phải gửi mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực.

- Không sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế

( số 46/2007/QĐ- BYT).

- Khuyến khích các bếp ăn sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP.

- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh.

- Đề phòng mọi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống và thức ăn đã chế biến.

* Hồ sơ ghi chép và theo dõi:

- Các thực phẩm mua vào có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với từng địa phương, với từng mùa và tình hình kinh tế của người dân.

- Lưu mẫu thức ăn đã chế biến 24h.

▪ Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, mẫu lưu thức ăn và thức ăn còn thừa phải đưa đến phòng thí nghiệm tỉnh hoặc trung ương để kiểm tra tìm nguyên nhân.

* Thực hiện theoKhẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2022.

1. Nhiệt liệt hưởng ứng “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.

2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt không an toàn.

3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm sản cầm nhập lậu, không rõ nguồn góc, chưa qua kiểm dịch.

4. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.

5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi.

7. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

8. Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh tật.

9. Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.

10. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất.

11. Để đảm bảoan toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Vạn Thiện, Ngày 14 tháng 3 năm 2022

BAN TUYÊN GIÁO XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN


TRẠM Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày 2 tháng 4 năm 2022

Bài tuyên truyền Cách chọn thịt tươi sống

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi chế biến các món ăn từ thịt thì tốt nhất nên nấu chín, không ăn các món tái, tiết canh, tuyệt đối không sử dụng thịt đã biến chất, ôi hỏng để chế biến thức ăn.

Các loại thịt còn tươi ngon phải có màu sắc và mùi đặc trưng của từng loại, không có mùi hôi, mùi lạ, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào bề mặt miếng thịt lúc bỏ ngón tay ra thì vết lõm nhanh chóng mất đi). Không nên mua thịt có những dấu hiệu bất thường, khác lạ.

- Thịt heo

Thịt heo sạch có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước.

Thịt có thuốc an thần thường có màu hồng đỏ bất thường, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy mịn, nước rỉ ra ngoài.

Thịt heo chứa hormone tăng trưởng có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng của thịt heo, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt.

Trường hợp thịt heo ướp hàn the thì loại thịt này có màu hồng bầm, dùng tay ấn vào sẽ không thấy độ đàn hồi.

Thịt heo bị nhiễm giun sán (thịt lợn gạo) thì thịt có những đốm nhỏ hình hạt gạo, màu trắng đục.

- Thịt bò

Thịt bò tươi ngon có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.

Đối với thịt bò bơm nước: khi ấn tay vào, nếu thấy nước tươm ra thì đó chính là dấu hiệu thịt đã bị bơm nước.

Với thịt bò cũ, không còn tươi thì cắt vào miếng thịt sẽ không thấy máu tứa ra, khi ấn tay vào miếng thịt vết lõm không mất đi.

- Thịt gà

Chọn loại thịt gà có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn, không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ.

Để tránh mua phải gà nhuộm phẩm màu, nhuộm bột sắt không nên mua gà nhìn da có màu vàng ruộm, bắt mắt, căng phồng.

Cách chọn các loại thủy hải sản (tôm, cua, ghẹ, mực, cá…)

Nên ưu tiên chọn các loại thủy hải sản còn sống. Quan sát kỹ đặc điểm bề ngoài để không mua nhầm: cá nóc, bạch tuộc đốm xanh, ốc lạ, cua ghẹ lạ... nhằm tránh bị ngộ độc.

Đối với các loại thủy hải sản đã chết thì phải thận trọng khi mua, vì chúng có thể bị tẩm ướp các hóa chất độc hại như ure, hàn the, formol...

- Cách chọn cá

Chọn con cá còn tươi, mình cá ít nhớt, có mùi tanh đặc trưng, mang khép kín màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mắt cá sáng và hơi lồi. Thịt cá chắc, sự đàn hồi cao, thịt dính chặt với xương.

Không chọn loại cá có biểu hiện: mang cá không còn màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng nhìn bề ngoài cá vẫn rất tươi; bên trong thịt nhũn, lỏng lẻo, không dính chặt với xương; dễ tróc vẩy và có mùi tanh khác thường.

- Tôm, mực, bạch tuộc…

Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).

Không mua loại hải sản nhìn bề ngoài rất tươi nhưng khi sờ vào thì mềm, nhão, độ đàn hồi kém. Khi ngửi có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…). Khi chế biến thịt nhão, không có độ ngọt, thơm đặc trưng.

Cách lựa chọn và chế biến rau, củ quả

Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do bị tưới bằng phân tươi hoặc nước bẩn. Các loại rau ăn sống như rau xà lách, rau thơm, hành mùi, dưa chuột, cà rốt... nếu không được rửa sạch cẩn thận thì có thể gây các bệnh đường ruột và giun sán.

Rau được trồng trên vùng đất ô nhiễm hoặc được tưới bằng nước bẩn, sử dụng phân bón hóa học quá liều… sẽ khiến rau hấp thu và tích trữ các độc tố độc hại cho sức khỏe như rau muống nhiễm chì và cadimi, rau cải nhiễm nitrat…

Một vấn đề hiện nay đang được quan tâm là mức độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, hay dùng thuốc kích siêu tốc, dùng hóa chất lạ ngâm rau để rau lớn nhanh gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng.

Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá. Khi lựa chọn rau, nên chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị dập, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, không có mùi vị lạ.

Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

Nên ngâm kỹ, rửa rau ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước để loại trừ phần lớn thuốc bảo vệ thực vật tồn dư. Nên mua rau theo mùa, vì rau trái mùa rất dễ bị phun chất kích thích.

Khi nấu, cần nấu chín và mở nắp xoong, đây là cách tốt nhất để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm bay hơi.

NGƯỜI DUYỆT BÀI

TRẠM Y TẾ XÃ PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN


BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày 26 tháng 10 năm 2022

Bài tuyên truyền thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

để giữ gìn sức khỏe gia đình

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Ðại bộ phận thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta đều sản xuất ở nông thôn: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, rau, củ, quả… Gần đây một phần do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do "điếc không sợ súng", do thói quen làm bừa làm ẩu nên nhiều người đã không chấp hành những quy định về sử dụng hoá chất trừ sâu, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn.

Các hoá chất này hoặc là các chất độc không được phép sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép nên đã gây ngộ độc cấp tính, gây đau bụng đi lỏng, có trường hợp tử vong hoặc mỗi ngày tích luỹ lại một ít ở trong cơ thể gây ngộ độc kéo dài, gây ung thư.

Bên cạnh những ngộ độc do hoá chất kể trên, còn nhiều vụ ngộ độc khác thường xảy ra vào mùa hè do thực phẩm nhất là thịt bị nhiễm vi sinh vật: thịt súc vật ốm, chết, thịt băm, thái rồi không nấu ngay, nấu rồi không ăn ngay để trong điều kiện mất vệ sinh, thời tiết nóng rất thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là tay những người nấu và chế biến thức ăn không được sạch, có mụn nhọt và vi trùng ở các mụn nhọt này gây ô nhiễm thức ăn và gây ra các bệnh ngộ độc thức ãn. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ ðến 1-2 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Thoạt đầu người bệnh thấy nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn. Sau đó nôn mửa, đau bụng, đại tiện lỏng nhiều lần, sốt trên dưới 39 độ C. Những trường hợp nặng người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy nhiều, bị mất nước, trụy tim mạch, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.

Ðể đề phòng các hậu quả xấu nói trên, cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các gia đình ở nông thôn không sản xuất, đưa bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính quyền các cấp đặc biệt là chính quyền xã cần vận động nhân dân sản xuất – trước mắt là rau ăn - đảm bảo không bón quá nhiều phân đạm, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không tưới phân tươi, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn, đảm bảo an toàn như nhau.

Giáo dục nhân dân - đặc biệt là các bà nội trợ – những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn. Chú ý chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, đậu lạc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.

Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc nhờn mỡ để lau khô bát đũa.

Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá, dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín không ăn ngay để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại.

Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản – không dùng thớt thái thịt chín với thớt thái thịt sống. Thịt chín đểăn ngay và thịt sống phải qua nấu nướng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn

- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Giữ gìn về sinh môi trường nơi ăn và chế biến thực phẩm: xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm.

- Nơi ăn sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ãn bầy sẵn có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng.

- Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Món ăn đã được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ, an toàn đưa đến người ăn. Người ăn phải đảm bảo không gây bệnh nơi bàn tay bẩn, bát đũa ăn không sạch, ãn uống vô độ, ăn quá nhiều gây bội thực, uống rượu bia quá nhiều gây cảnh say rượu nói bậy, nôn mửa mất vệ sinh và thiếu văn hoá.

Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

NGƯỜI DUYỆT BÀI

BAN VĂN HÓA XÃ PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

CÁC BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Đăng lúc: 30/03/2023 16:38:53 (GMT+7)



UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày 13 tháng 7 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN VAI TRÒ CỦA THỰC PHẨM TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã!

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật; giúp con người có đủ sức khỏe để hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ. Đặc biệt, ngày nay trong bối cảnh sự ảnh hưởng nền kinh tế thị trường, chạy theo lợi nhuận, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã sử dụng các chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội trong việc đấu tranh phòng chống thực phẩm kém chất lượng.

An toàn thực phẩm

Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

Do đó, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và sức khỏe của cộng đồng, hơn nữa nó còn bảo vệ an toàn cho công việc kinh doanh của bạn.

Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần phải tiến hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm bào an toàn vệ sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người đầu bếp. Chỉ coi trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến chế biến ở đâu sẽ là điều không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tạo môi trường an toàn, phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm

* Sự bùng nổ dân sốcùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Ô nhiễm môi trường:sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

* Sự phát triển của khoa học công nghệ:việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

HỘI LHPN XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng

UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


Bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã

Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát. Làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.

4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:

Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu.

Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân:

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:

*Cácnguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Nấu kĩ thức ăn:thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn:nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.

Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.

Vạn Thiện, Ngày 18 tháng 01năm 2022

BAN TUYÊN GIÁO XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng


UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã

Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi thực phẩm “bẩn”.

Từ xưa đến nay, để duy trì cuộc sống con người không thể tách rời nhu cầu ăn uống. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, con người luôn phải chạy đua với thời gian mà ít chú trọng đến việc ăn uống. Chọn lựa những món ăn tiết kiệm về kinh tế, thời gian luôn là lựa chọn hàng đầu. Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu trên, thức ăn đường phố ra đời. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay được bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc những nơi tương tự.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải hiểu biết về pháp luật, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người

Theo Điều 8 của Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định:

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Xử lý vi phạm

Trên địa bàn phường hiện có 902 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó, có 4 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT, ngày 30/11/2012). phường CựKhốiđã tổ chức cho 100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các trường hợp vi phạm sẽ phải chịu những hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các hành vi sau:

Điều 22. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;

c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;

đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;

e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;

b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;

d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;

đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vạn Thiện, Ngày 21 tháng 4 năm 2022

HỘI PHỤ NỮ XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng

UỶ BAN NHÂN DÂN


XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM BẾP ĂN TRONG TRƯỜNG HỌC

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã!

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của những đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ….

Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng học sinh đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cần được hết sức chú trọng. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hhiện của các trường mầm non trong cả nước. Chi cục VSATTP, phòng y tế của huện sẽ kiểm tra thường xuyên về việc đảm bảo ATVSTP. Khi cơ sở đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường mầm non.

Nhà trường muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các quy định điều kiện đảm bảo VSATTP bếp ăn tập thể (QĐ 4128/2001/QĐ-BYT).

* Vệ sinh đối với cơ sở:

- Vị trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly với nguồn ô nhiễm.

- Bếp ăn phải đượcthiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng vật liệu dễ làm sạch.

-Giữ vệ sinh khu vực phục vụ ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông.

- Có đủ nước sạch, có xà phòng cho nhân viên rửa tay, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh thực phẩm

- Giữ vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc.

- Sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay khi tham gia chế biến, phục vụ ăn uống.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp gây bẩn tay, sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống, trước khi chia ăn.

- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi đang chia thức ăn.

- Tham gia lớp tập huấn VSATTP, khám sức khỏe định kỳ.

* Vệ sinh dụng cụ:

- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.

- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch, nên làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ làm sạch.

- Trang bị dụng cụ lấy thức ăn như muôi, thìa, kẹp gắp đầy đủ, có thớt thái thịt chín, sống riêng.

- Không để các hóa chất, dung môi độc hại hoặc chai lọ đã đựng hóa chất trong khu vực bếp ăn đề phòng bị nhiễm bẩn.

* Vệ sinh trong chế biến và bảo quản:

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nếu có nghi ngờ phải gửi mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực.

- Không sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế

( số 46/2007/QĐ- BYT).

- Khuyến khích các bếp ăn sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP.

- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh.

- Đề phòng mọi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống và thức ăn đã chế biến.

* Hồ sơ ghi chép và theo dõi:

- Các thực phẩm mua vào có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với từng địa phương, với từng mùa và tình hình kinh tế của người dân.

- Lưu mẫu thức ăn đã chế biến 24h.

▪ Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, mẫu lưu thức ăn và thức ăn còn thừa phải đưa đến phòng thí nghiệm tỉnh hoặc trung ương để kiểm tra tìm nguyên nhân.

* Thực hiện theoKhẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2022.

1. Nhiệt liệt hưởng ứng “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.

2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt không an toàn.

3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm sản cầm nhập lậu, không rõ nguồn góc, chưa qua kiểm dịch.

4. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.

5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi.

7. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

8. Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh tật.

9. Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.

10. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất.

11. Để đảm bảoan toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Vạn Thiện, Ngày 14 tháng 3 năm 2022

BAN TUYÊN GIÁO XÃ Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN


TRẠM Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày 2 tháng 4 năm 2022

Bài tuyên truyền Cách chọn thịt tươi sống

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi chế biến các món ăn từ thịt thì tốt nhất nên nấu chín, không ăn các món tái, tiết canh, tuyệt đối không sử dụng thịt đã biến chất, ôi hỏng để chế biến thức ăn.

Các loại thịt còn tươi ngon phải có màu sắc và mùi đặc trưng của từng loại, không có mùi hôi, mùi lạ, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào bề mặt miếng thịt lúc bỏ ngón tay ra thì vết lõm nhanh chóng mất đi). Không nên mua thịt có những dấu hiệu bất thường, khác lạ.

- Thịt heo

Thịt heo sạch có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước.

Thịt có thuốc an thần thường có màu hồng đỏ bất thường, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy mịn, nước rỉ ra ngoài.

Thịt heo chứa hormone tăng trưởng có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng của thịt heo, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt.

Trường hợp thịt heo ướp hàn the thì loại thịt này có màu hồng bầm, dùng tay ấn vào sẽ không thấy độ đàn hồi.

Thịt heo bị nhiễm giun sán (thịt lợn gạo) thì thịt có những đốm nhỏ hình hạt gạo, màu trắng đục.

- Thịt bò

Thịt bò tươi ngon có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.

Đối với thịt bò bơm nước: khi ấn tay vào, nếu thấy nước tươm ra thì đó chính là dấu hiệu thịt đã bị bơm nước.

Với thịt bò cũ, không còn tươi thì cắt vào miếng thịt sẽ không thấy máu tứa ra, khi ấn tay vào miếng thịt vết lõm không mất đi.

- Thịt gà

Chọn loại thịt gà có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn, không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ.

Để tránh mua phải gà nhuộm phẩm màu, nhuộm bột sắt không nên mua gà nhìn da có màu vàng ruộm, bắt mắt, căng phồng.

Cách chọn các loại thủy hải sản (tôm, cua, ghẹ, mực, cá…)

Nên ưu tiên chọn các loại thủy hải sản còn sống. Quan sát kỹ đặc điểm bề ngoài để không mua nhầm: cá nóc, bạch tuộc đốm xanh, ốc lạ, cua ghẹ lạ... nhằm tránh bị ngộ độc.

Đối với các loại thủy hải sản đã chết thì phải thận trọng khi mua, vì chúng có thể bị tẩm ướp các hóa chất độc hại như ure, hàn the, formol...

- Cách chọn cá

Chọn con cá còn tươi, mình cá ít nhớt, có mùi tanh đặc trưng, mang khép kín màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mắt cá sáng và hơi lồi. Thịt cá chắc, sự đàn hồi cao, thịt dính chặt với xương.

Không chọn loại cá có biểu hiện: mang cá không còn màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng nhìn bề ngoài cá vẫn rất tươi; bên trong thịt nhũn, lỏng lẻo, không dính chặt với xương; dễ tróc vẩy và có mùi tanh khác thường.

- Tôm, mực, bạch tuộc…

Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).

Không mua loại hải sản nhìn bề ngoài rất tươi nhưng khi sờ vào thì mềm, nhão, độ đàn hồi kém. Khi ngửi có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…). Khi chế biến thịt nhão, không có độ ngọt, thơm đặc trưng.

Cách lựa chọn và chế biến rau, củ quả

Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do bị tưới bằng phân tươi hoặc nước bẩn. Các loại rau ăn sống như rau xà lách, rau thơm, hành mùi, dưa chuột, cà rốt... nếu không được rửa sạch cẩn thận thì có thể gây các bệnh đường ruột và giun sán.

Rau được trồng trên vùng đất ô nhiễm hoặc được tưới bằng nước bẩn, sử dụng phân bón hóa học quá liều… sẽ khiến rau hấp thu và tích trữ các độc tố độc hại cho sức khỏe như rau muống nhiễm chì và cadimi, rau cải nhiễm nitrat…

Một vấn đề hiện nay đang được quan tâm là mức độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, hay dùng thuốc kích siêu tốc, dùng hóa chất lạ ngâm rau để rau lớn nhanh gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng.

Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá. Khi lựa chọn rau, nên chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị dập, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, không có mùi vị lạ.

Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

Nên ngâm kỹ, rửa rau ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước để loại trừ phần lớn thuốc bảo vệ thực vật tồn dư. Nên mua rau theo mùa, vì rau trái mùa rất dễ bị phun chất kích thích.

Khi nấu, cần nấu chín và mở nắp xoong, đây là cách tốt nhất để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm bay hơi.

NGƯỜI DUYỆT BÀI

TRẠM Y TẾ XÃ PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

UBND XÃ VẠN THIỆN


BAN VĂN HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Vạn Thiện, ngày 26 tháng 10 năm 2022

Bài tuyên truyền thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

để giữ gìn sức khỏe gia đình

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Ðại bộ phận thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta đều sản xuất ở nông thôn: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, rau, củ, quả… Gần đây một phần do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do "điếc không sợ súng", do thói quen làm bừa làm ẩu nên nhiều người đã không chấp hành những quy định về sử dụng hoá chất trừ sâu, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn.

Các hoá chất này hoặc là các chất độc không được phép sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép nên đã gây ngộ độc cấp tính, gây đau bụng đi lỏng, có trường hợp tử vong hoặc mỗi ngày tích luỹ lại một ít ở trong cơ thể gây ngộ độc kéo dài, gây ung thư.

Bên cạnh những ngộ độc do hoá chất kể trên, còn nhiều vụ ngộ độc khác thường xảy ra vào mùa hè do thực phẩm nhất là thịt bị nhiễm vi sinh vật: thịt súc vật ốm, chết, thịt băm, thái rồi không nấu ngay, nấu rồi không ăn ngay để trong điều kiện mất vệ sinh, thời tiết nóng rất thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là tay những người nấu và chế biến thức ăn không được sạch, có mụn nhọt và vi trùng ở các mụn nhọt này gây ô nhiễm thức ăn và gây ra các bệnh ngộ độc thức ãn. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ ðến 1-2 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Thoạt đầu người bệnh thấy nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn. Sau đó nôn mửa, đau bụng, đại tiện lỏng nhiều lần, sốt trên dưới 39 độ C. Những trường hợp nặng người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy nhiều, bị mất nước, trụy tim mạch, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.

Ðể đề phòng các hậu quả xấu nói trên, cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các gia đình ở nông thôn không sản xuất, đưa bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính quyền các cấp đặc biệt là chính quyền xã cần vận động nhân dân sản xuất – trước mắt là rau ăn - đảm bảo không bón quá nhiều phân đạm, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không tưới phân tươi, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn, đảm bảo an toàn như nhau.

Giáo dục nhân dân - đặc biệt là các bà nội trợ – những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn. Chú ý chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, đậu lạc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.

Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc nhờn mỡ để lau khô bát đũa.

Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá, dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín không ăn ngay để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại.

Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản – không dùng thớt thái thịt chín với thớt thái thịt sống. Thịt chín đểăn ngay và thịt sống phải qua nấu nướng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn

- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Giữ gìn về sinh môi trường nơi ăn và chế biến thực phẩm: xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm.

- Nơi ăn sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ãn bầy sẵn có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng.

- Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Món ăn đã được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ, an toàn đưa đến người ăn. Người ăn phải đảm bảo không gây bệnh nơi bàn tay bẩn, bát đũa ăn không sạch, ãn uống vô độ, ăn quá nhiều gây bội thực, uống rượu bia quá nhiều gây cảnh say rượu nói bậy, nôn mửa mất vệ sinh và thiếu văn hoá.

Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

NGƯỜI DUYỆT BÀI

BAN VĂN HÓA XÃ PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lương Văn Tùng

Người tốt, việc tốt